Pages

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bách khoa toàn thư cho bé - Rèn luyện tư duy

"Bách khoa toàn thư cho bé - Rèn luyện tư duy" bao gồm 10 cuốn. Thông qua những câu chuyện thú vị của các bạn thú ngộ nghĩnh, đáng yêu, bé sẽ học được thật nhiều điều hay và bổ ích, từ đó phát triển trí thông minh, rèn luyện tư duy sáng tạo và biết cách xử lý các tình huống khó khăn trong cuộc sống.
Nội dung trong sáng, ngôn từ giản dị, dễ hiểu cùng nhiều hình vẽ minh họa sinh động, hấp dẫn - bộ sách là món quà tuyệt vời dành tặng các bé ở lứa tuổi mầm non.

Trọn bộ 10 Cuốn:
  1.  Quạ Đen Uống Nước
  2.  Sói Đến Rồi
  3.  Nửa Quả Hạnh Đào
  4.  Lợn Con Dậy Muộn
  5.  Lộp Độp, Lộp Độp
  6.  Đồ Chơi Chạy Trốn
  7. Thỏ Con Ngoan Ngoãn
  8.  Gấu Con Đập Muỗi
  9.  Chuột Ăn Mỡ
  10.  Đàn Kiến Khiêng Sâu

Mười vạn câu hỏi vì sao- cuộc sống quanh ta

Bộ sách Mười vạn câu hỏi vì sao sẽ giúp các em nhỏ giải đáp những thắc mắc lý thú về khoa học và đời sống, về thế giới động vật và thực vật, về Trái đất và vũ trụ. Bộ sách cũng giúp các em phát triển óc quan sát và mở rộng sự hiểu biết.




Cuốn Cuộc sống quanh ta giải đáp cho các em những bí ẩn diễn ra trong cuộc sống hằng ngày: Vì sao càng ăn nhiều kem càng thấy khát?, Vì sao phải vứt bỏ khoai tây đã mọc mầm?, Vì sao nước sôi nắp ấm lại nhảy nhót?, Vì sao tàu thuỷ không bị chìm?...

Giảm giá 50% giường tầng gỗ thông

Giường tầng trẻ em sẽ là giải pháp tuyệt vời cho những căn phòng có diện tích hẹp hay chỉ đơn giản là bạn muốn dành cho bé nhiều không gian riêng hơn.
Những bậc cha mẹ cho rằng việc lựa chọn giường tầng sẽ không an toàn khi bé ngủ. Nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm sắm cho bé những chiếc giường tầng an toàn, tiện ích theo gợi ý của Shop Trẻ Thơ hay thiết kế cho phù hợp với không gian nhà mình cũng như tính cách của trẻ.

Sản phẩm giường tầng cho bé được làm bằng chất liệu gỗ thông nhập khẩu đã được xử lý chống mối mọt, cong vênh.
Kích thước toàn phần : D213x R113x C200.  
Màu sắc : màu cánh dán, màu nâu.
Sản phẩm được sơn phản quang tĩnh điện
Đặc biệt sản phẩm có thể dùng được cho cả trẻ em lẫn người lớn
Ngoài ra sản phẩm có thể kéo ra thêm thành 1 giường đơn khi cần ...
Hàng xuất khẩu Châu Âu, rất sắc xảo và chắc chắn.
Hàng đóng xuất nguyên kiện nên khách có thể tự vận chuyển & lắp ráp một cách dễ dàng.
Mẫu mã sang trọng, màu sắc đơn giản phù hợp với mọi phong cách nội thất
Sản phẩm gường tầng trẻ em thương hiệu Việt Nam xuất sang thị trường châu Âu

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Những món ăn tình yêu ngày tết

MÓN ĂN MÀU SẮC:

Cũng như dưa hấu, món phải có trên mâm cỗ Tết, chỉ vì, những hạt “cát” trong quả dưa hấu, vốn đồng nghĩa với từ “cát” là những điều tốt lành trong tiếng Hán. Ngày Tết, dù nghèo khó mấy, nhà nào cũng phải có quả dưa hấu để chưng trên bàn thờ. 


Và người ta tin rằng một quả dưa hấu với lớp ruột đỏ au, nhiều cát sẽ mang lại may mắn cho gia chủ, bởi nước tượng trưng cho tiền bạc và “cát” đồng nghĩa với sự may mắn.

Người Việt chuộng những thức ăn, thực phẩm có màu vàng, đỏ, cam... trong ngày Tết: Xôi gấc màu đỏ cam, lọ dưa hành màu hồng ngọc cũng là những món ngon được ưa chuộng trong dịp Tết. Ngay cả hạt dưa hấu vốn màu đen cũng được nhuộm đỏ. 

Vào dịp tết Nguyên Đán, bà con thường mua hoa mai, hoa đào, cây quất về chưng với hi vọng trong năm có đầy đủ sự may mắn, tài lộc và thành đạt. Vì quả quất thường có màu vàng, được xem là biểu trưng cho tài lộc.


BÁNH CHƯNG - BÁNH TÉT:

Ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết mọi gia đình Việt còn không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét. Đó là món ăn truyền thống có từ ngàn xưa mang đầy đủ tinh túy của đất trời là lời mong ước một năm mới dồi dào, no đủ, sung túc và thịnh vượng. 


 

Hình vuông của bánh còn tượng trưng cho đất, được gói bằng lá xanh với nhân trong ruột, như hình ảnh cha mẹ chở che đùm bọc con cái. Đó cũng là cách để người ta nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và tỏ lòng tôn kính người trên mỗi độ xuân về.


GÀ LUỘC:

Cầu gì được nấy, phúc đức đủ đầy
Ngày tết là dịp gia đình sum họp nhưng cũng là dịp để hướng về nguồn cội, ông bà tổ tiên. 

Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là món ăn không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng tết nào. 

Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. 

Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.



 THỊT ĐÔNG: TRONG TRẺO VẠN NIÊN, TÌNH DUYÊN TỐT ĐẸP

Thịt đông là món không thể thiếu của nhiều gia đình Việt Nam vào dịp Tết, đặc biệt là người dân vùng Bắc Bộ. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻ cả một năm. 

Sự hòa quyện, gắn kết giữa các thành phần của món ăn như một lời chúc may mắn dành cho những ai đang và sẽ yêu.


THỊT KHO TÀU: TRÊN THUẬN DƯỚI HÒA, GIÀU SANG PHÚ QUÝ

Miền Bắc có thịt động thì miền nam lại gọi là thịt kho tàu. 

Ngày Tết, đến thăm nhà ai bạn cũng dễ dàng bắt gặp món thịt kho hột vịt. Đó là món ăn thân quen, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy – dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.



KHỔ QUA:

Có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết, chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước của mọi người. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh! 

Đơn cử như món “khổ qua” nhồi thịt, món ngon không thể thiếu trong mâm cổ ngày tết của người miền Nam. Ngoài lý do là món ăn cung cấp khá nhiều năng lượng, lại có thể để lâu, lý do chính để người ta chọn canh khổ qua trong thực đơn Tết vì mong ước, mọi nỗi “khổ” sẽ “qua” đi và may mắn, hạnh phúc sẽ đến.


  MÂM NGŨ QUẢ:



Trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mỗi người, mỗi nơi có cách bày trái cây trên bàn thờ khác nhau. 

Đơn giản có thể chọn nải chuối cùng với dưa hấu, thơm (dứa), bưởi... cầu kỳ hơn trưng bày trái cây trên bàn thờ theo nghĩa long, lân, quy, phụng khá công phu. Lại còn có cách trưng bày trái cây theo nghĩa "chơi chữ": cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ đủ (đu đủ), xài (xoài). 

Tất cả hướng đến mong muốn cầu chúc mọi người trong gia đình dòng họ được sung túc, đầy đủ, trọn vẹn trong suốt năm.

Theo thời gian, cùng với quan niệm và mong ước của từng gia đình, mâm ngũ quả ngày nay cũng dần được cách tân, trở thành lục, thất… quả. Song vẫn giữ vững ý niệm chủ đạo trên.

Mâm ngũ quả gồm đẹp cả hình lẫn ý thường gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Bản lĩnh người chuyên nghe chửi

Trong một căn phòng được chia ô như ở quán internet, hàng chục thanh niên nam nữ ngồi san sát, mắt lo âu đăm đăm nhìn máy tính, miệng liên tục thì thầm vào điện thoại, mồ hôi vã ra trên trán, tay run run cầm ly nước chực đưa lên miệng… Đó là nơi làm việc của những người trong nghề "làm dâu trăm họ".

“Nghề nghe chửi” là cái tên “nôm” do chính những người làm nghề đặt ra cho bộ phận trả lời điện thoại của các công ty cung cấp dịch vụ mạng, trò chơi, viễn thông…

Nếu không gặp sự cố, có lẽ chẳng ai muốn bấm điện thoại để gọi đến call-center. Mỗi khi như thế, người gọi luôn mang một tâm lý bức xúc và coi người nhận điện thoại ở đầu dây bên kia “chắc chắn là đại diện của bên gây ra lỗi lầm”. Và đương nhiên nội dung của những cuộc trò chuyện sẽ mang đầy sắc thái của sự bức xúc cần được giải tỏa…

Trung bình một nhân viên trực điện thoại của công ty cổ phần tập đoàn Vina (VNG – một công ty chuyên về dịch vụ web và game online) mỗi ngày trả lời hơn 70 cuộc điện thoại như thế trong ca làm việc 8 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, cứ trung bình 6 phút, chuông của họ sẽ reo lên một lần. Nhưng trên thực tế, không phải cuộc gọi nào cũng có thể giải quyết trong khoảng thời gian ít hơn 6 phút để họ có thể nghỉ ngơi…

Thêm vào đó, họ còn phải viết thư trả lời những khách hàng chưa thể giải quyết ngay hoặc gọi điện lại sau khi có câu trả lời chính thức. Đó là chưa kể, mỗi khi có dịch vụ bị lỗi, hoặc có sự kiện khuyến mại, số lượng điện thoại trở thành “bão” và trở thành nỗi kinh hoàng của những người "bị nghe chửi."

“Bình thường mỗi tuần chúng tôi nhận được khoảng hơn 22.000 cuộc gọi. Nhưng mỗi khi ‘có bão’, con số có thể gấp rưỡi hoặc gấp đôi như thế. Trong khi số người nghe điện thoại trong mỗi ca trực chỉ là vài chục”, Vy, người quản lý một nhóm trực của VNG, khẳng định.

Thần kinh… chai lỳ

“Nếu không có bản lĩnh, người ta khó có thể trụ lại ở các Call Center. Theo quan sát của tôi trong 5 năm làm việc ở lĩnh vực này, mỗi nhân viên nghe điện thoại chỉ có tuổi nghề từ 1,5 đến 2 năm là tối đa. Thực tế là sau khoảng hơn một năm là nhân viên có vẻ đuối, mệt, không còn nhiều hứng thú, khả năng chịu áp lực yếu đi do căng thẳng vì bị ‘chửi’ nhiều. Sau khoảng thời gian đó, nhiệt huyết của họ không còn được như những ngày đầu và hầu hết đều xin nghỉ hoặc chuyển qua các bộ phận khác làm việc”, Trí, một đồng nghiệp của Vy, cho biết.

Nhân viên làm việc ở các tổng đài điện thoại có vô vàn những “rối loạn” cần phải trải qua. “Bệnh nghề nghiệp mà chúng tôi hay mắc nhất là sợ. Dân Call Center sợ rất nhiều thứ như sợ nghe tiếng chuông điện thoại, sợ phải cầm điện thoại, sợ cả cái màn hình vi tính”, Trí nói. “Trong giờ làm việc, vào nhà vệ sinh thư giãn mà có điện thoại gọi đến di động là thỉnh thoảng chúng tôi cũng như một cái máy, áp sát vào tai và miệng thì dõng dạc ‘Hỗ trợ khách hàng VNG số 23 xin nghe’… nghe đầu kia nói ‘Trí à, má đây’ vẫn lắp bắp, ‘Xin lỗi, sao cơ ạ?’. Đó là những tình huống mà hầu như nhân viên trực điện thoại nào cũng mắc phải vài lần”.

Dù đã được chuẩn bị tâm lý rất tốt qua các khóa đào tạo và qua cả kinh nghiệm làm nghề, nhưng nước mắt là thứ có thể… đong được đối với nhân viên Call Center, đặc biệt là từ những cô gái trót mang cái duyên với nghề.

“Có lần khách hàng gọi lên không chửi thề, không tục tĩu gì hết, chỉ nói những câu làm mình đuối lý không thể giải thích được gì hơn. Cuối cùng khách hàng nói: ''Anh biết em cũng chỉ là nhân viên mà thôi, nhưng anh không nghĩ ba mẹ em có em ăn học để đi làm cái nghề nghe người ta chửi rồi cúp máy''. Nước mắt tôi tự nhiên tuôn ra như mưa. Những đồng nghiệp xung quanh biết chuyện cũng chỉ mỉm cười và nói: ‘Công việc mình như vậy rồi, đừng buồn mà hãy lấy đó để cố gắng hỗ trợ khách hàng tốt hơn và không chửi mình nữa’. Đó là kỷ niệm của ngày mới vào nghề của tôi. Bây giờ thì quen rồi, chúng tôi hiểu được cái khó của nghề, và là cái nghiệp của mình nên chỉ biết vượt qua và bước tới”, Vy kể lại một trải nghiệm.

“Áp lực đến nỗi ngất đi thì chưa thấy, nhưng việc chị em bật khóc thì thường xuyên diễn ra, rồi khản tiếng, bức xúc xin nghỉ phép, sợ đến nỗi muốn trốn việc, một ngày đi toilet đến hơn chục lần chỉ vì liên tục uống mười mấy ly nước để giảm căng thẳng bởi hầu hết khách hàng khi bức xúc đều không còn hiền nữa, có người còn lôi cả cha chú cô dì ra để chửi… dù trước khi mào đầu, họ đều nói trước ‘xin lỗi em, anh không nói em, mà anh nói bên kỹ thuật cơ’. Nhận khoảng 10 cuộc gọi liên tục như thế có thể đã khiến thần kinh người nghe không còn đủ tỉnh táo để giải quyết chu đáo nữa rồi”, một người quản lý của trung tâm cho biết.

Niềm hạnh phúc của những người… bị chửi

Chính trong những thử thách khó khăn của nghề, mỗi lần gỡ rối được vấn đề của khách hàng là mỗi lần người trực điện thoại lại tìm thấy cho mình niềm hạnh phúc – niềm hạnh phúc đến từ chính những người… hay trút bức xúc vào tai họ.

“Cách đây không lâu, có một khách hàng bị mất nhân vật trong trò chơi online và gọi lên nhờ Call Center của VNG phục hồi. Tôi chỉ làm theo quy trình là tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và gửi đến bên kỹ thuật của game” - Vy kể - “3 ngày sau, một đồng nghiệp báo có khách hàng muốn tìm bằng được tôi. Khi tôi nghe máy, người khách đó trò chuyện với tôi như thể với người bạn tri kỷ vậy, anh ấy cảm ơn vì nhân vật trong game đã được phục hồi, rồi kể về quá trình chơi game, kể về tâm huyết anh dành cho nhân vật đó, vì sao anh đặt tên cho nhân vật đó và về cả chuyện nếu mất nhân vật chắc anh không sống nổi. Điều đó làm tràn ngập trong tôi cảm giác tự hào, hãnh diện dù tôi chỉ làm công việc là báo cho kỹ thuật chứ tôi đâu có giúp trực tiếp khách hàng. Niềm vui đó chính là những gì nuôi dưỡng chúng tôi tiếp tục với nghề”.

Chẳng được cảm ơn, nhưng niềm vui mà Trí có được cũng không hề kém nồng ấm so với câu chuyện của Vy. Theo lời kể của Trí, có lần cả đội của anh tối nào nào cũng bị một em bé “khủng bố” qua điện thoại. Trong suốt hơn 10 ngày, ngày nào cũng đều đặn vào khoảng 6h tối là em bé lại gọi đến và tìm cách trò chuyện với nhân viên call center không dưới 30 phút đồng hồ. Điều đáng nói nằm ở chỗ, những câu hỏi của bé rất dễ thương nhưng lan man, hỏi hết mọi thứ từ chương trình TV, phim hoạt hình, truyện tranh… nhưng tuyệt nhiên không liên quan gì đến game.

“Em bé đó lần lượt nói chuyện với tất cả các nhân viên của Trí, ai cũng sợ và cuối cùng chuyển của cho tôi”, Trí nói. “Tỉ tê một lúc tôi biết hóa ra cậu bé đó phải ở nhà một mình. Ba má đi làm tối hết nên bé buồn và bấm điện thoại chỉ để được nói chuyện. Thế là tôi an ủi bé là các anh chị trực điện thoại đều bận hết, nên không có thời gian nói chuyện với bé và dạy bé cách chat qua mạng. Thế là em bé từ đó không khủng bố điện thoại nữa mà chỉ thỉnh thoảng tán gẫu với các anh chị em trong nhóm qua Yahoo thôi. Cả nhóm không bị ‘khủng bố’ nữa mà em bé có thêm rất nhiều người bạn sẵn sàng tư vấn mọi thứ cho em khi cần”.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu như hãng cung cấp dịch vụ nào cũng đã có trung tâm trả lời điện thoại. Nghề trực tổng đài đang ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng trong vai trò chăm sóc khách hàng của các chiến lược kinh doanh. Nhưng có lẽ phải còn rất lâu nữa, khái niệm “nghề nghe chửi” mới bị lãng quên để thay bằng những cụm từ… dễ nghe hơn trong từ điển tiếng Việt.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Người mẹ hi sinh thầm lặng

Ch còn ít tun na là tết ri, Ngày tết là ngày đ người ta dành nhiu thi gian, tình cm cho nhau, là ngày xum hp cùng gia đình. Em xin gi đến anh ch hình nh 1 người rt quen thuc vi chúng ta. Và trong ngày tết người đó cn chúng ta hơn ai hết.



Bàn tay ca m, bài hc ca con
Mt thanh niên hc hành xut sc np đơn vào chc v qun tr viên ca mt công ty ln. Anh ta va xong đt phng vn đu tiên, ông giám đc công ty mun gp trc tiếp đ có quyết đnh nhn hay không nhn anh ta. Và ông thy t hc b ca chàng thanh niên, tt c đu tt và năm nào, t bc trung hc đến các chương trình nghiên cu sau đi hc cũng đu xut sc, không năm nào mà anh chàng thanh niên này không hoàn thành vượt bc.
Viên giám đc hi:
- Anh đã được hc bng ca nhng trường nào?
- Thưa không
- Thế cha anh tr hc phí cho anh đi hc sao?
- Cha tôi mt khi tôi va mi mt tui đu. M tôi mi là người lo tr hc phí.
- M ca anh làm vic  đâu?
- M tôi làm công vic git áo qun.
Viên giám đc bo chàng thanh niên đưa đôi bàn tay ca anh cho ông ta xem. Chàng thanh niên có hai bàn tay mn màng và hoàn ho.
- Vy trước nay anh có bao gi giúp m git giũ áo qun không?
- Chưa bao gi. M luôn bo tôi lo hc và đc thêm nhiu sách. Hơn na, m tôi git áo qun nhanh hơn tôi - Chàng thanh niên đáp.
- Tôi yêu cu anh mt vic. Hôm nay khi tr li nhà, lau sch đôi bàn tay ca m anh, và ri ngày mai đến gp tôi.
Ðến lúc y thì chàng thanh niên có cm tưởng là công vic tt này đang sn sàng là ca mình. V đến nhà, chàng ta sung sướng khoe vi me, và ch xin được cm ly đôi bàn tay ca bà. M chàng trai cm thy có điu gì đó khác l. Vi mt cm giác va vui mà cũng va bun, bà đưa đôi bàn tay cho con trai xem.
Bàn tay của mẹ, bài học của con
Chàng thanh niên t t lau sch đôi bàn tay ca m. Va lau, nước mt chàng tuôn tràn. Ðây là ln đu tiên chàng thanh niên mi có dp khám phá đôi tay m mình: đôi bàn tay nhăn nheo và đy nhng vết bm đen. Nhng vết bm làm đau nhc đến ni bà đã rùng mình khi được lau bng nước. Ln đu tiên trong đi, chàng thanh niên nhn thc ra rng, chính t đôi bàn tay git qun áo mi ngày này đã giúp tr hc phí cho chàng tbao nhiêu lâu nay.
Nhng vết bm trong đôi tay ca m là giá m chàng phi tr dài đăng đng cho đến ngày chàng tt nghip, cho nhng xut sc trong hc vn và cho tương lai s ti ca chàng.
Sau khi lau sch đôi tay ca m,chàng thanh niên lng l git hết phn áo qun còn li cho m.
Ti đó, hai m con tâm s vi nhau tht là lâu.
Sáng hôm sau, chàng thanh niên ti tr s công ty. Viên giám đc còn thy nhng git nước mt chưa ráo hết trong đôi mt ca chàng thanh niên, ông hi: “Anh có th cho tôi biết nhng gì anh đã làm và đã hc được hôm qua  nhà không?”
Chàng thanh niên đáp: “Tôi lau sch đôi tay ca m, và cũng git hết phn áo qun còn li.”
Viên giám đc: “Cm tưởng ca anh ra sao?
Chàng thanh niên nói: “Th nht, bây gi tôi mi thu hiu thế nào là ý nghĩa ca lòng biết ơn: Không có m, tôi không th thành tu được như hôm nay. Th hai, qua vic hp tác vi nhau, và qua vic giúp m git qun áo, gi tôi mi ý thc được rng tht khó khăn và gian kh đ hoàn tt công vic. Th ba, tôi hiu sâu xa được tm mc quan trng và giá tr ca liên h gia đình.”
Viên giám đc nói: “Ðây là nhng gì tôi cn tìm thy  nơi con người s là qun tr viên trong công ty chúng tôi. Tôi mun tuyn dng mt người biết ơn s giúp đ ca nhng người khác, mt người cm thông s chu đng ca nhng người khác đ hoàn thành nhim v, và mt người không ch nghĩ đến tin bc là mc đích duy nht ca cuc đi. Em được nhn.”
Sau đó, chàng thanh niên làm vic hăng say, và nhn được s kính trng ca các nhân viên dưới quyn. Tt cnhân viên làm vic kiên trì và hp tác như mt đi. Thành tu ca công ty mi ngày mi được ci thin.
Câu chuyn nói v s hi sinh ca người m. Nhưng em t hi, điu gì s xy ra nếu không có người Giám đc n, chc hn người m vn phi hi sinh thm lng mà người con không hay biết. Em mong rng mi người m trên thế gian này ngoài s yêu thương không gii hn, bàn tay làm vic không mt mi thì hãy sm đ cho đa con sm nhìn ra bàn tay đó, đ h biết đươc giá tr tng giây phút hnh phúc.