Pages

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Cẩm nang lần đầu sinh con cho những ai chuẩn bị làm cha mẹ

Quyển cẩm nang trình bày một cách khoa học các vấn đề quan trọng nhất trong đối với những người đang dự định có con, từ việc quyết đinh có con, chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự kiện trọng đại này, quá trình người mẹ thụ thai, mang thai và sinh nở, cách chăm sóc em bé từ sơ sinh đến mười hai tháng tuổi.



Sách giúp các bà mẹ, đặc biệt là những bậc cha mẹ lần đầu tiên, tránh được những bỡ ngỡ lo lắng không đáng có về những thay đổi mới mẻ trong cơ thể khi mang thai. Những việc cần làm khi mang thai được trình bày cặn kẽ như khám thai, các xét nghiệm cần thiết, những bước chuẩn bị thực tiễn như lập kế hoạch sinh, dự những lớp học tiền sản...

Sách giúp người mẹ làm quen với những thay đổi tâm sinh lý trong thời kỳ mang thai, và những gì họ sẽ trải qua khi sắp sinh: những giai đoạn chuyển dạ, cách rặn đẻ, các kỹ thuật đặc biệt. Các bậc cha mẹ được hướng dẫn cách theo dõi sự phát triển của bào thai, cách ăn uống, sinh hoạt, luyện tập để giúp người mẹ và bào thai khỏe mạnh, những thăm khám tiền sản cần thiết. Quá trình chuyển dạ và sinh nở cũng được giới thiệu rất cụ thể để giúp người mẹ chuẩn bị tinh thần cho lần vượt cạn của mình.

Sách dành riêng một chương để hướng dẫn cách chăm sóc em bé mới sinh. Người mẹ cũng được hướng dẫn cách chăm sóc, phục hồi cơ thể cho chính mình, cũng như chuẩn bị tâm lý cho một gia đình mới sau khi sinh.

Đặc biệt, vai trò của người cha cũng được đề cập rất cụ thể với vai trò chỗ dựa tinh thần vững chắc cho vợ mình, cũng như làm quen với trách nhiệm của một ông bố đầy yêu thương. Có một chương sách giúp theo dõi sự phát triển trong từng tháng của bé trong 12 tháng đầu, cũng như những trò chơi giúp kích thích sự phát triển thể chất và các giác quan của trẻ. Các đề mục trong sách đều được minh hoạ cụ thể bằng hình ảnh màu sắc rõ ràng, giúp người đọc dễ dàng theo dõi và áp dụng.

Sách được in màu đẹp, bìa cứng sang trọng và chắc chắn, hình ảnh đẹp, với cách trình bày cụ thể, sinh động và dễ áp dụng. Đặc biệt sách còn có phần danh sách và địa chỉ, điện thoại liên hệ của tất cả các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ em bé và các bác sĩ sản phụ khoa trong cả nước để bạn đọc có thể tham vấn liên hệ từ xa.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Cách để trẻ học mà chơi

Quá trình vừa học vừa chơi luôn có ích cho bé dù ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn tạo một lịch học dày đặc và ép bé phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Các kỹ năng rèn luyện thể chất, năng khiếu như hội họa, nhào nặn đất, các trò chơi xếp hình… rất phù hợp với bé lên 2.
Một số cha mẹ quyết định bắt đầu cho bé làm quen với bảng chữ cái và học đếm số từ 1 đến 20 khi bé được 2 tuổi. Một số phụ huynh khác thì cho rằng, dạy học cho bé ở độ tuổi này là quá sớm, bé chưa nhận thức được, trí não chưa hoàn thiện nên sẽ phí công, thậm chí còn gây hại cho sự phát triển của bé.
 Gợi ý từ Patti Wollman - chuyên viên Nhi Khoa Hoa Kỳ đăng tải trên trang Ivillage.
Những môn học cho bé lên 2Bé cần luyện tập để tăng độ dẻo dai cho cơ bắp và học kỹ năng điều khiển đôi bàn tay qua các trò chơi với cát, nặn hình bằng đất sét… Nhờ đó, bé sẽ “đủ sức” để cầm bút chì vẽ một bức tranh hoặc tô theo bảng chữ cái trên một tờ giấy trắng. Tiếp đến bạn có thể dạy bé những bài hát ngắn để bé làm quen với từ vựng thông qua nhịp điệu của ca khúc thay vì bạn buộc bé phải tiếp thu bảng chữ cái theo cách khô cứng và ít thú vị.
Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động đọc sách cho bé. Những ngôn từ của cha mẹ sẽ tác động lên não bé một cách trực tiếp và được lưu trữ rất lâu ở khu vực ghi nhớ. Những trò chơi xếp hoặc lắp ráp hình cũng có tác dụng xây dựng tư duy logic cho bé.
Bạn nên xem các hoạt động hàng ngày này như một chương trình giảng dạy tại gia trước khi bé đi học thực sự. Bởi vì chúng cung cấp cho bé những kỹ năng ngôn ngữ, số đếm, xử lý tình huống… theo cách vui vẻ. Bé cần được học hỏi qua những hoạt động thú vị chứ không phải ngồi yên trên ghế và nói theo bạn như một con vẹt.
Nếu bé nhà bạn thuộc nhóm “thần đồng” nghĩa là những bé phát triển lòng say mê với việc học tập từ rất sớm, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để lên lịch học phù hợp với bé.

Chọn sách cho bé 1 tuổi, 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi

Để chuẩn bị cho bé một nền tảng giáo dục vững chắc sau này, bạn có thể giúp bé bằng cách cho bé tập đọc từ sớm và bố mẹ cũng phải hiểu được những khả năng của bé ở những giai đoạn phát triển khác nhau:
- Trẻ sơ sinh: Tuy bé vẫn chưa hiểu được nghĩa của từ nhưng bé đã thích nghe những âm thanh quen thuộc. Bạn có thể thu hút sự chú ý của bé bằng cách biểu lộ các sắc thái tình cảm trên khuôn mặt hay thay đổi giọng nói.
Chọn sách cho trẻ theo từng độ tuổi - 1
Trẻ 1 tuổi xem sách như đồ chơi. (Ảnh minh họa).
- Trẻ 1 tuổi: Bé thể hiện sự thích thú với môi trường xung quanh và xem sách như một món đồ chơi.
- Trẻ 2 tuổi: Bé đã nhận ra được một vài đối tượng trong cuốn sách.
- Trẻ 3 tuổi: Trẻ trong giai đoạn này đã có thể hiểu được nội dung của một câu chuyện. Hãy khuyến khích trẻ miêu tả lại các sự kiện trong câu chuyện.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ ở tuổi này đã biết cách kể một câu chuyện đơn giản.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ đã biết mặt các chữ cái và bắt đầu nhận biết được các chữ cái và các từ trong một cuốn sách.
- Trẻ 6-7 tuổi: Hầu hết trẻ ở những giai đoạn này đã biết đọc.
Chọn sách cho trẻ theo từng độ tuổi
1. Trẻ dưới một tuổi
Sách cho bé không quá dày, trang sách cứng, in bóng. Bạn nên chọn những sách tranh có màu sắc rực rỡ, mỗi bức tranh là một sự vật cụ thể dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tranh ảnh phải phù hợp với nhận thức của trẻ, chính xác, rõ ràng, đơn giản, gần gũi, giống thật như: con mèo, quả chuối, cái ca...
2. Trẻ 1-2 tuổi
Những cuốn sách phản ánh các sự vật gần gũi như: căn phòng, đồ dùng sinh hoạt, con vật, đồ chơi, cây cối hoặc những hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ và những người thân thiết phù hợp với trẻ ở lứa tuổi này.
Chọn sách cho trẻ theo từng độ tuổi - 2
Nên chọn sách có nhiều tranh kết hợp cho trẻ 2 -3 tuổi. (Ảnh minh họa).
3. Trẻ 2-3 tuổi
Nên chọn sách có nhiều tranh kết hợp với các dòng chữ có chú thích thật ngắn gọn, dễ hiểu, câu chữ có vần để trẻ dễ bắt chước. Những bức tranh có thể trừu tượng hơn một chút, những con vật cũng không nhất thiết phải giống con vật thật, nhằm tăng trí tưởng tượng của bé.
4. Trẻ 3-4 tuổi
Chọn những sách thiên về mặt ngữ nghĩa. Nội dung bài thơ, câu chuyện phải sinh động, phong phú, có ngụ ý và giảng giải dễ hiểu. Vì vậy, bạn nên mua những sách viết về những câu chuyện có tình tiết đơn giản, hình tượng nhân vật chân thực, màu sắc tươi vui, từ ngữ dễ hiểu về các đồ vật thân thuộc.
5. Trẻ 4-5 tuổi
Lựa chọn những câu chuyện thần thoại, ngụ ngôn. Đề tài ngày góp phần mở rộng nguồn tri thức và nâng cao nhận thức, trí tưởng tượng của trẻ với môi trường xung quanh.


6. Trẻ 5-6 tuổi
Bạn nên chọn mua những loại sách có nội dung phong phú và phức tạp hơn, giúp bé nhận thức và phát huy trí tưởng tượng như truyện thần thoại, phưu lưu, hài hước, những câu chuyện dài với tình tiết giàu triết lý để mở rộng kiến thức và khả năng tư duy của trẻ.
7. Trẻ 6 tuổi
Hãy tìm những cuốn sách mà con bạn có thể đọc được một cách dễ dàng. Nguyên tắc chung là: Trẻ em có thể đọc một trang sách, với số lỗi mắc phải ít hơn 5.
Bạn nên mua những cuốn sách có từ ngữ và các cụm từ được lặp lại nhiều lần; sách có gieo vần và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp bé dần xây dựng sự tự tin trong cuộc sống.
Sách chỉ có hình vẽ minh họa cũng sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng kể chuyện. Nhìn vào từng bức tranh, bé sẽ diễn tả và kể theo cách của riêng mình. Thông qua từng trang, bé sẽ nhận ra các hình ảnh đang cung cấp tình tiết về câu chuyện, giúp bé lý giải được các từ không quen thuộc trong các cuốn sách khác có kèm theo chữ.